Giới thiệu tấm thạch cao, phân loại tấm thạch cao
23:22
Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc tường nội thất trong xây dựng gia dụng và thương mại. Vật liệu này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt. chống ẩm, chịu va đập và đặc biệt là tính thẩm mỹ cao.
Đây chính là những lý do được các nhà thiết kế nội thất lựa chọn vật dụng thạch cao trong việc thiết kế trần thạch cao cũng như vách thạch cao trong các công trình xây dựng.
Chất lượng và đặc tính tấm thạch cao
– Tấm trần thạch cao được phân làm 2 loại trần nổi và trần chìm với mỗi loại trần thì chúng ta sẽ sử dụng những loại tấm thạch cao phù hợp.
– Thông thường với trần thả, trần nổi, tấm trần sẽ có kích thước từ: 60cm x 60cm, và 60cm x 1,2m, và dày 0.9cm, bề mặt phủ dấy, hoa văn, sơn sẵn..
– Với tấm thạch cao trần chìm có kích thước chuẩn 1.22m X 2.44m dày 0.9cm
– Tấm thạch cao có bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt.
– Dễ dàng ghép nối các tấm lại với nhau, thường dùng làm vách ngăn nhà và trần sẽ rất phẳng mịn. Hơn nữa vì bề mặt của tấm thạch cao mịn láng hơn tất cả các loại tường bê-tông nên nó tạo cho ngôi nhà một dáng vẻ vượt trội.
– Sau khi hoàn tất trang trí, có thể sử dụng sơn tay hay sơn xịt hoặc các loại trang trí khác như giấy dán tường hoặc gạch trang trí.
– Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng một thời gian dài, đó là một lợi thế đáng kể trong việc sử dụng tấm thạch cao cho các công trình xây dựng.
– Tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng ứng dụng cho các trần nhà và tường có độ cong vênh.
Tấm thạch cao đang được ưa chuộng nhất hiện nay
Hiện nay tại thị trường Việt Nam đang tồn tại rất nhiều sản phẩm tấm thạch cao với nhiều chức năng khác nhau, trong đó tấm thạch cao Gyproc đang được sử dụng nhiều nhất (chiếm khoảng 50% thị phần tại Việt nam).
Sản phẩm tấm thạch cao Gyproc được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phần lõi của tấm là hỗn hợp bột thạch cao và phụ gia, được bao phủ 2 mặt ngoài bởi lớp giấy chuyên dùng. Các loại tấm thạch cao Gyproc khác nhau đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của từng hệ thống riêng biệt. Tất cả đểu mang lại những giải pháp và thiết kế nội thất hiệu quả, linh hoạt và sáng tạo.
Tấm thạch cao hoàn toàn an toàn không độc hại
Tấm thạch cao không chứa hỗn hợp Ami-ăng và chất gây ung thư. Trong trường hợp hỏa hoạn, tấm thạch cao sẽ không sản sinh ra khí độc hại. Vì thế tấm thạch cao bảo đảm một môi trường khỏe mạnh và an toàn.
Thi công dễ dàng lắp đặt
Dễ dàng lắp đặt: tấm thạch cao có thể dễ dàng lắp ráp với khung thép, khung gỗ hoặc có thể dễ dàng ghép vào tường bê-tông bằng một hợp chất keo dính (Dri-wall Adhesive), đồng thời dễ dàng sửa chữa với những nơi bị hư hỏng mà không phải thay toàn bộ tấm, giúp tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí.
Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng tấm thạch cao chỉ vào khoảng 6.5-9.5kg/m2, rất dễ dàng vận chuyển, xử lý hoặc lưu kho mà không cần phải thay đổi kết cấu.
Quy cách chung của tấm thạch cao
Tấm thạch cao có 2 kiểu cạnh chính, phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau:Thi công trần nổi (T-Bar), trần chìm và hệ thống tường nội thất.
Tấm cạnh vuông (SE – Square Edge):
Thích hợp thi công trần nổi (T-Bar) và hệ thống tường nội thất – không cần xử lý mối nối giữa hai tấm thạch cao.
Tấm cạnh vát (RE – Recessed Edge, TE – Tapered Edge)
Thích hợp cho thi công các loại trần và tường nội thất cần bề mặt phẳng – phải xử lý mối nối giữa hai tấm thạch cao bằng bột thạch cao xử lý mối nối chuyên dùng.
0 nhận xét